Pages

07 BƯỚC BÁN HÀNG THÀNH CÔNG

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải bán hàng. Vì thế đội ngũ kinh doanh là một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Chính vì thế nghề sales (nghề bán hàng) là một nghề luôn hot. Nhiều bạn trẻ đã chọn nghề sales bởi đây là một nghề đầy thách thức nhưng cũng không kém phần thú vị. Mỗi người bước vào nghề sales ở những hoàn cảnh khác nhau, xuất phát điểm khác nhau. Nhiều người mới bước vào nghề còn chưa hình dung được quy trình bán hàng như thế nào, vì vậy hôm nay DonBay Blog mạnh dạn chia sẻ những kinh nghiệm, hiểu biết của riêng mình hi vọng phần nào giúp đỡ được quý độc giả.

“Nghề sales là nghề đầy thách thức nhưng cũng là nghề hứa hẹn nhiều điều thú vị”

1. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng là bước đầu tiên trong chuỗi những bước bán hàng. Bán hàng cũng như đi câu cá. Muốn câu được nhiều cá bạn phải tìm đến những nơi có nhiều cá, để bán được nhiều hàng bạn phải tìm tới những nơi có nhiều khách hàng tiềm năng thường lui tới. Bạn có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua các nguồn điển hình như sau:
  • Qua người quen giới thiệu: Nhất thân nhì quen mà, vì thế khi bước vào nghề sales bạn luôn luôn sãn sàng xây dựng và mở rộng mối quan hệ của mình mọi lúc mọi nơi. Mối quan hệ của bạn càng rộng cơ hội của bạn càng lớn. Mạng lưới quan hệ chính là tài sản vô hình của bạn.
  • Qua internet: Internet là một trong những phát minh vĩ đại của loài người. Nhờ có internet thế giới đã trở nên phẳng, nhờ có internet con người ngày càng tạo ra nhiều giá trị, của cải. Là một người bán hàng chuyên nghiệp bạn không thể bỏ qua công cụ tuyệt vời này để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
  • Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để khách hàng biết bạn và chủ động tìm tới bạn
  • Tìm kiếm thông tin khách hàng tiềm năng từ chính những đối thủ cạnh tranh của bạn.
  • Chia sẻ thông tin khách hàng cùng với những đồng nghiệp của bạn. Ví dụ: Nếu dịch vụ của bạn là thi công nội thất thì việc có những người bạn làm sales trong lĩnh vực thiết kế nội thất là một lợi thế. Bởi khách hàng của họ cũng là khách hàng của bạn. Hai bên có thể chia sẻ khách hàng cho nhau và tạo thành một dịch vụ trọn gói trong việc thiết kế và thi công nội thất. Bạn hãy luôn luôn tìm kiếm và kết bạn với những người giỏi trong nghề sales, điều đó giúp bạn học hỏi được kiến thức kỹ năng quý giá từ họ và cũng có nhiều cơ hội để chia sẻ nguồn khách hàng tiềm năng với họ.
  • Bạn cũng có thể mua thông tin khách hàng tiềm năng từ những nguồn tin cậy
  • Khách hàng cũ của bạn giới thiệu người quen bạn bè của họ cho bạn. Đây là một nguồn khách hàng rất tiềm năng. Để có được nguồn khách hàng này đòi hỏi bạn phải xây dựng lòng tin và mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
  • Bạn cũng có thể tham gia vào các hội nhóm, câu lạc bộ để tìm kiếm khách hàng tiềm năng của mình. Ví dụ bạn là người chuyên phân phôi về sản phẩm, dịch vụ về điện thoại BlackBerry bạn nên tham gia vào các diễn đàn công nghệ, tham gia vào câu lạc bộ của những người đam mê điện thoại BlackBerry…
2. Tiếp cận khách hàng tiềm năng
Khi bạn đã có thông tin về khách hàng tiềm năng, bước tiếp theo bạn phải làm là tiếp cận họ. Thông thường bạn thường gọi điện thoại cho khách hàng tiềm năng để thiết lập cuộc hẹn. Nên nhớ rằng gọi điện thoại là một kỹ năng cần phải học. Mục đích của gọi điện thoại lần đầu tiên với khách hàng tiềm năng là để thiết lập được cuộc hẹn chứ không phải để trình bày dịch vụ, sản phẩm của bạn trên điện thoại.

3. Thuyết trình giới thiệu sản phẩm dịch vụ
Sau khi đã thiết lập được cuộc hẹn với khách hàng, lúc này là bước bạn trình bày về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nên nhớ rằng khách hàng của bạn luôn luôn bận rộn nên việc trình bày của bạn phải ngắn gọn và đơn giản. Bạn phải tôn trọng thời gian quý báu của khách hàng. Để làm được điều này đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi gặp gỡ khách hàng.

4. Xử lý từ chối
Sau khi được bạn trình bày về sản phẩm và dịch vụ, khách hàng sẽ đưa ra đủ mọi lý do nhằm trì hoãn việc mua hàng hoặc từ chối bạn. Lúc này bạn đừng sợ hãi mà hãy thật sự bình tĩnh để xử lý từng vấn đề một. Khi từ chối tức là khách hàng đang bày tỏ với bạn những ước muốn, nhu cầu thực sự của họ. Bạn giải quyết cho họ từng vấn đề tức là bạn đã giúp khách hàng thoả mãn nhu cầu của họ. Kỹ năng xử lý từ chối là một kỹ năng yêu cầu bạn phải học hỏi và rèn luyện rất nhiều. Luôn luôn đặt mình vào địa vị của khách hàng để thấu thiểu được những yêu cầu của họ và giúp họ thỏa mãn được nó.

5. Kết thúc đơn hàng
Sau khi bạn đã trình bày về sản phẩm dịch vụ và giúp khách hàng giải đáp những thắc mắc, hãy quan sát thật kỹ những dấu hiệu đồng ý mua hàng, luôn luôn tìm cơ hội thích hợp để kết thúc được thương vụ. Lúc này bạn phải thật khéo léo và nhanh chóng kết thúc thương vụ. Đây là một trong những kỹ năng khó và không thể thiếu đối với những người làm nghề sales chuyên nghiệp. Dù bạn có trình bay hay đến mấy, dù bạn có giải đáp cho khách hàng tốt đến mấy nhưng bạn không có khả năng kết thúc đơn hàng thì bạn vẫn là người thất bại.

6. Chăm sóc khách hàng
Khách hàng đã tin tưởng sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn. Hãy chăm sóc họ thật chu đáo sau khi họ mua và sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn. Luôn luôn liên lạc, hỏi han xem khách hàng có cần sự giúp đỡ của bạn không. Nếu khách hàng có vướng mắc trong quá trình sử dụng sản phẩm lần đầu tiên thì lập tức hỗ trợ ngay với thái độ ân cần, quan tâm. Làm như vậy khách hàng sẽ cảm thấy rất hài lòng vì không bị bỏ rơi. Lần sau khi có nhu cầu họ lại nghĩ đến bạn đầu tiên và tiếp tục mua hàng của bạn. Không những thế, khi khách hàng tin tưởng họ còn giới thiệu người thân, bạn bè của họ cho bạn.

7. Lắng nghe phản hôi, đánh giá của khách hàng
Hãy liên lạc và lắng nghe những cảm nhận từ khách hàng về sản phẩm dịch vụ của bạn. Nếu khách hàng phản ánh những nhược điểm sản phẩm dịch vụ của bạn, đó là cơ hội để bạn nhận ra và hoàn thiện sản phẩm dịch vụ của mình ngày càng tốt hơn. Khi khách hàng phản ánh tốt về sản phẩm dịch vụ của bạn đó là nguồn động lực giúp bạn có thêm niềm tin về công việc của mình, hãy xin phép khách hàng ghi chép lại những phải hồi tích cực đó để làm bằng chứng tạo lòng tin cho những khách hàng mới, từ đó thúc đẩy việc bán hàng của bạn.

Nguồn: DonBay.Info

0 nhận xét:

Đăng nhận xét